Di chỉ Chu Khẩu Điểm ở Trung Quốc – thánh địa của ngành khảo cổ

Di chỉ Chu Khẩu Điếm nằm ở núi Long Cốt, cách trung tâm thành phố Bắc Kinh khoảng 48km về phía Tây Nam. Nơi đây thuộc khu vực giao nhau giữa vùng núi và đồng bằng, phía Đông Nam là đồng bằng lớn Hoa Bắc, phía Tây Bắc là vùng núi.

Di chỉ Chu Khẩu Điểm ở Trung Quốc - thánh địa của ngành khảo cổ Phần lớn các núi gần Chu Khẩu Điếm là núi đá vôi, dưới tác dụng của thủy lực, hình thành nhiều hang động thiên nhiên to nhỏ khác nhau. Trên núi có một hang thiên nhiên dài khoảng 140 mét, thường gọi là “hang người Vượn”. Năm 1929, lần đầu tiên phát hiện trong hang này có di tích của loài người thời cổ, về sau hang này được gọi là “địa điểm số một Chu Khẩu Điếm”.

Di chỉ Chu Khẩu Điểm ở Trung Quốc - thánh địa của ngành khảo cổ

Di chỉ Chu Khẩu Điếm là di chỉ thời kỳ đồ đá cũ quan trọng ở vùng Hoa Bắc Trung Quốc, trong đó nổi tiếng nhất là di chỉ người vượn Bắc Kinh. Di chỉ này được các nhà khoa học Thụy Điển phát hiện năm 1921, sau đó có nhiều nhà khoa học nổi tiếng tới đây khai quật. Năm 1927 nhà khoa học người Canada đã tiến hành cuộc khai quật chính thức tại di chỉ Chu Khẩu Điếm, và trong lần khai quật này đã phát hiện 3 chiếc răng người và chính xác là của người vượn cổ. Năm 1929 nhà khảo cổ Trung Quốc Bùi Văn Trung đã khai quật được “chiếc xương sọ người đầu tiên” của “Người vượn Bắc Kinh”, gây chấn động thế giới.

Di chỉ Chu Khẩu Điểm ở Trung Quốc - thánh địa của ngành khảo cổ

Di chỉ Chu Khẩu Điếm trải qua nhiều cuộc khảo sát và khai quật trong suốt 80 năm, cho đến hôm nay, công tác khảo sát khoa học vẫn đang tiến hành. Đến nay người ta phát hiện được 24 địa điểm di chỉ văn hóa cổ, ngoài ra còn có 118 loại động vật hóa thạch và hơn 10 vạn đồ đá cũng như các dụng cụ tạo ra lửa của người tối cổ. Đây là nơi cung cấp tư liệu nhiều nhất về người cổ hóa thạch cùng các chứng cứ nói về việc dùng lửa của họ và là nơi có nhiều di chỉ văn hóa cổ nhất trên thế giới cho đến thời điểm hiện nay.

Việc phát hiện di tích sử dụng lửa tại địa điểm số một của Chu Khẩu Điểm đã đưa lịch sử loài người về sử dụng lửa sớm hơn mấy trăm nghìn năm. Trong di chỉ, người ta phát hiện năm tầng tro lửa trong đó ba nơi còn có đống tro tàn và nhiều xương cốt bị đốt cháy, tầng tro tàn dày những 6m. Những di tích này đã minh chứng rằng, người Vượn không những biết sử dụng lửa mà còn biết cất giữ mồi lửa.

Trong di chỉ còn khai quật được mấy chục nghìn đồ dùng bằng đá. Vật liệu để làm ra chúng đều lấy từ xung quanh di chỉ. Kích thước của phần lớn các đồ đùng bằng đá ở đây nhỏ, nhiều hình dáng và chủng loại khác nhau. Những đồ dùng bằng đá thời kỳ đầu đều thô sơ, những thứ dùng để chặt, để giã thường có vị trí quan trọng.

Di chỉ Chu Khẩu Điểm ở Trung Quốc - thánh địa của ngành khảo cổ

Các đồ vật khai quật được đã chứng minh rằng, trong thời kỳ cách đây khoảng 700 nghìn đến 200 nghìn năm, người vượn Bắc Kinh đã sinh sống tại khu vực Chu Khẩu Điếm, họ chủ yếu sống bằng nghề hái quả làm chính, nghề đi săn làm phụ. Người vượn Bắc Kinh là loài người nguyên thủy trung gian từ người Vượn cổ cho đến người có trí khôn. Sự phát hiện này đã đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sinh vật học, lịch sử học và việc nghiên cứu lịch sử phát triển của loài người.

Cho đến nay, thể thái điển hình của “người đứng thẳng” vẫn là lấy người vượn Bắc Kinh Chu Khẩu Điếm làm tiêu chuẩn. Di chỉ Chu Khẩu Điếm vẫn là một di chỉ của loài người cùng thời kỳ trên thế giới có tài liệu phong phú nhất, hệ thống nhất và có giá trị nhất. Nếu có dịp du lịch Trung Quốc, du khách hãy dành thời gian cùng https://travel.duhoctrungquoc.vn/ ghé đến khám phá nơi này nhé!

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 09:10:52

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc,
Top