Chùa tông thừa Phổ Đà – "Tiểu cung Putala" ở Trung Quốc

Tọa lạc tại thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, Chùa tông thừa Phổ Đà là một ngôi chùa Phật giáo truyền thống Tạng, bề ngoại chẳng khác nào cung Putala Tây Tạng, đó là chùa tông thừa Phổ Đà. Do ngôi chùa này chỉ nhỏ bằng nửa cung Putala Tây Tạng, nên người địa phương mới gọi nó là “Tiểu cung Putala”.

Ngôi chùa này được xây dựng vào những năm vua Càn Long triều nhà Thanh hơn 200 năm trước, chùa nằm dựa lưng vào núi, rộng hơn 20 hecta, những kiến trúc chủ yếu có Sơn môn, Đình bia, Ngũ tháp môn, Cổng bia lưu ly, Đại hồng đài, Điện vạn pháp quy nhất… 

Chùa tông thừa Phổ Đà - "Tiểu cung Putala" ở Trung Quốc

Du khách đi qua Sơn môn, trước mắt là một dãy nhà lầu ngói lưu ly màu vàng kiểu kiến trúc truyền thống Trung Quốc, dưới lầu có 3 cửa, 4 cột trụ và 7 tòa lầu. Trên dãy lầu có đề bốn chữ “Phổ thiên ứng hiện” ngự bút của vua Càn Long, đây có nghĩa là chúng sinh thành tâm đi qua cửa này vào bên trong thì sẽ nhìn thấy Quan Thế Âm Bồ Tát. 

Đi lên phía trước, du khách sẽ nhìn thấy một đình bia có dựng ba tấm bia đá, trên bia có ghi chép về lịch sử của ngôi chùa này. Tấm bia đá ở chính giữa là bia ký của chùa tông thừa Phổ Đà, trên bia đã thuật lại nguyên nhân và bối cảnh lịch sử xây dựng ngôi chùa này. Vào năm 36 Càn Long, vua Càn Long tròn 60 tuổi, năm sau là ngày sinh của mẹ vua tròn 80 tuổi. Bấy giờ, các vương công thủ lĩnh dân tộc thiểu số ở các nơi Tây Tạng, Thanh Hải, , Mông Cổ,… đều yêu cầu đến Thừa Đức mừng thọ, vua Càn Long rất coi trọng ngày đoàn viên long trọng này, đồng thời xét vì những người này đều tín ngưỡng phật giáo truyền thống Tạng, nên nhà vua đã ra lệnh xây dựng chùa tông thừa Phổ Đà theo hình dạng cung Putala Tây Tạng và đặt tên là “Tiểu cung Putala”.

Chùa tông thừa Phổ Đà - "Tiểu cung Putala" ở Trung Quốc

Đi tiếp vào bên trong, leo qua bậc tam cấp bằng phiến đá với hình dạng khác nhau, trước mắt du khách là một bệ vũ trụ nguy nga vươn cao sừng sững, đó là Bạch Đài và Đại Hồng Đài, đài cao 43 me và được chia làm 2 phần, phần bệ vì là kiến trúc màu trắng nên được gọi là Bạch Đài, còn Đại Hồng Đài là những kiến trúc chủ yếu trong chùa xây dựng trên Bạch Đài.

Chính giữa Đại Hồng Đài có 6 tòa khám phật bằng lưu ly, trong khám có một pho tượng khắc Vạn Thọ Phật cỡ lớn và rất nhiều Vạn Thọ Phật cỡ nhỏ. Giữa Đại Hồng Đài là đại điện Vạn Pháp Quy Nhất, đây là ngôi điện chính trong chùa tông thừa Phổ Đà.

Chùa tông thừa Phổ Đà - "Tiểu cung Putala" ở Trung Quốc

Điện Vạn Pháp Quy Nhất là nơi tổ chức nghi thức tôn giáo long trọng, hoặc nơi nhà vua tiếp kiến thủ lĩnh các bộ lạc dân tộc thiểu số, cũng như các vương công đại thần quan trọng. Chính giữa điện có pho tượng thần bằng đồng đen, thân hình cân xứng và rất sống động. Du khách nhìn lên trần nhà thì sẽ thấy trên vòm có hình vẽ rất độc đáo. Vòm làm bằng gỗ nạm vàng, còn hình vẽ là độc long vờn ngọc, đây có ngụ ý vua Càn Long thống nhất thiên hạ, phía dưới vòm có một bức thảm treo thêu chỉ vàng, đây là quà mừng thọ mẹ của vua Càn Long, hình vẽ trên thảm đã miêu tả về thế giới cực lạc của phương Tây.

Phía dưới thảm treo có đặt một bảo tọa màu vàng, đây không phải là ngai vàng, mà là nhà vua đặc biệt đặt cho Đạt Lai Đạt Ma đời thứ 8. Bấy giờ, Đạt Lai Đạt Ma đời thứ 8 mới có 13 tuổi, vì tuổi nhỏ không thể từ Tây Tạng xa xôi đến Thừa Đức mừng thọ vua, nên vua Càn Long mới cho đặt bảo tọa này.

Chùa Tông Thừa Phổ Đà là một trong những công trình vĩ đại của Phật Giáo Trung Quốc, là một trong những danh thắng nổi tiếng bậc nhất của tỉnh , nơi mà du khách nên ghé thăm khi tham gia tour du lịch Trung Quốc cùng https://travel.duhoctrungquoc.vn/.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 10:30:22

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc,
Top