Cafe sách, điểm đến ưa thích của giới trẻ Trung Quốc hiện nay

Nằm khuất sau dãy nhà hàng ở tầng hầm khu trung tâm thương mại cao cấp Chongqing, một hiệu sách rộng tới 2.500 m2 được trang trí đầy và bóng bẩy khiến nhiều người cảm thấy bị choáng ngợp. Nhìn qua không gian của cửa hàng, người ta thấy nhiều bộ ghế da sô-pha trải dài bên cạnh khu vực đọc sách, cùng với chậu cây đặt xung quanh những giá gỗ chất đầy những đầu sách phong phú, từ tiểu thuyết Trung Hoa cho tới những cuốn sách bán chạy hàng đầu trên thế giới. 

Cafe sách, điểm đến ưa thích của giới trẻ Trung Quốc hiện nay

Đây là mô hình cửa hàng nhượng quyền đầu tiên được thành lập bởi Dangdang, một tác giả nổi tiếng trên mạng với nhiều tác phẩm được độc giả săn đón. Mục đích của anh là tạo dựng một không gian đọc sách riêng để người đọc có thể vừa trò chuyện, vừa thư giãn, đi kèm với việc thưởng thức cafe và hòa mình vào các lớp học nghệ thuật.

Việc chuyển hướng sang mở một cửa hàng sách của Dangdang cũng phản ánh một xu thế mới nổi trên thế giới cũng như tại Trung Quốc, với những cửa hiệu được bày trí trang nhã mang lại hơi thở mới cho thị trường xuất bản ở quốc gia tỷ dân này. Mặc dù vậy, những hiệu sách truyền thống vẫn mặc nhiên tồn tại và đang lấy lại được cảm tình của nhiều người, đặc biệt là những cửa hàng sách tư nhân.

Với việc những trung tâm thương mại luôn ưu tiên trải nghiệm của khách hàng đến mua sắm, các hiệu sách dần dần cũng phải tự làm mới mình bằng việc thêm vào các tiện ích như khu vực đọc sách riêng, triển lãm tranh, khu phục vụ cafe, cho thuê không gian mặt bằng và thậm chí lắp đặt hệ thống wi-fi miễn phí.

Cafe sách, điểm đến ưa thích của giới trẻ Trung Quốc hiện nay

Một trong những nơi thay đổi bộ mặt của các hiệu sách truyền thống chính là chuỗi cửa hàng sách của Đài Loan mang tên Eslite. Theo sau đó, nhiều thương hiệu khác cũng lần lượt xuất hiện, chẳng hạn như Muji Books và Mix Paper ở thành phố . Một chuỗi cửa hàng sách cao cấp khác có tên Fang Suo Commune đã mở một loạt các chi nhánh nhỏ tại các thành phố trải dài từ cho tới Thành Đô. Không giống với các hiệu sách quốc doanh, các cửa hàng sách tư nhân này mang đến cho độc giả nhiều đầu sách mới lạ hơn, phần lớn là các loại sách ngoại văn, sách dịch từ tiếng nước ngoài, tạp chí quốc tế, các bài viết thể hiện quan điểm chính trị, cùng với đó là những món quà lưu niệm được thiết kế đầy nghệ thuật, chẳng hạn như đồ văn phòng phẩm cao cấp hay các phụ kiện đi kèm.

Cafe sách, điểm đến ưa thích của giới trẻ Trung Quốc hiện nay

Mặc dù vậy, nhiều người cảnh báo rằng việc mở các cửa hàng sách ở Trung Quốc cần phải được tiến hành một cách thận trọng, bằng chứng là vào năm 2015, việc 5 cửa hàng sách lớn ở Hong Kong đồng loạt đóng cửa đã làm chấn động toàn bộ thị trường sách ở quốc gia tỷ dân này. Cùng với đó, Jifeng, một trong những hiệu sách tư nổi tiếng ở Thượng Hải, cũng thông báo ngừng hoạt động, đã dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh rằng số phận của các cửa hàng sách luôn nằm lơ lửng ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Thêm vào đó, tình hình cũng không thực sự ủng hộ những cửa hàng sách. Tuy rằng người dân ở các trung tâm đô thị lớn thường có thói quen đến hiệu sách để thư giãn, nhưng họ lại không có nhu cầu chi tiêu cao. Dựa trên số liệu thống kê của OpenBook, doanh số của các cửa hàng sách trực tuyến tăng đến 29% trong năm 2017, trong khi các cửa hàng sách truyền thống chỉ ghi nhận mức tăng doanh số vỏn vẹn chưa tới 2,3%.

Nhưng đối với những ai đã dành tình cảm của mình cho những hiệu sách thế hệ mới này, họ cho rằng chúng vẫn là mảnh ghép không thể thiếu tạo nên bộ mặt của một đô thị.

Đối với những du khách có niềm đam mê với sách và muốn lắng mình trong không gian yên tĩnh thì hãy nhớ ghé qua những quán cafe sách độc đáo trong hành trình du lịch Trung Quốc nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi vui vẻ và nhiều điều thú vị!

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 11:42:55

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc,
Top